6 Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Yên Bái Được Du Khách Chiêm Bái Nhiều Nhất
Những địa điểm du lịch tâm linh ở Yên Bái
Cùng tìm hiểu những tới tham quan như:
Đền Đông Cuông có vị thế đẹp với mặt trước là sông Hồng, xung quanh được bao bọc bởi cây cối thiên nhiên tươi tốt. Đền được thiết kế với kiến trúc truyền thống, mái cong hình lưỡng long chầu nhật, phần cột của đền làm từ gỗ sơn son thiếp vàng uy nghi. Đền Đông Cuông gồm có Đền Chính, miếu Đức Ông, miếu Cô, miếu Cậu có kết cấu theo hình chữ đình gồm có hậu cung và tòa đại bái.
không thể không nhắc tới đền Đại Cại thuộc xã Tân Linh, huyện Lục Yên. Lễ hội đền Đại Cại được tổ chức hàng năm vào rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn du khách. Quần thể đền Đại Cại tọa lạc dưới chân núi Vua áo đen, phía trước là suối Đại Cại và bên trái là dòng sông Chảy, từ trung tâm thành phố Yên Bái tới ngôi đền này khoảng 90km về hướng Tây.
Đền Đại Cại là quần thể di tích gồm có chùa tháp đất nung Hắc Y, đình Bến Lăn, đền Đại Cại và thành nhà Bầu được thiết kế với kiến trúc tuyệt đẹp. Vãn cảnh đền Đại Cại du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của người dân nơi đây.
Đền Nam Cường
này còn được gọi là đền Mẫu Nghi Thiên Hạ hay chùa Vạn Thắng, đền thờ thánh Hưng Đạo Đại Vương và thánh Mẫu Linh Từ. Đền Mẫu Nam Cường được xây dựng từ năm 1923 và được các cụ cao niên trong làng tới đến Kiếp Bạc (Hải Dương) rước chân nhang của Hưng Đạo và công chúa Liễu Hạnh ở đền Phủ Dầy (Nam Định) về đền thờ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ngôi đền là nơi sinh hoạt và hội họp của cán bộ Việt Minh. Hiện nay, đền thờ ; Thánh Mẫu để bày tỏ lòng thành kính với đức mẹ hiền từ đã che chở và bao bọc cho muôn dân. Lễ hội đền Mẫu Nam Cường được tổ chức vào ngày mồng một và ngày rằm tháng Giêng hàng năm thu hút du khách thập phương về trẩy hội và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc.
Đền Mẫu Thác Bà
Đền Mẫu Thác Bà là được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngôi đền có tổng diện tích lên tới 1.800me tọa lạc trên núi Hoàng Thị với độ cao khoảng 70m, có thế tựa lưng vào núi và nhìn ra dòng sông Chảy. Tương truyền, dưới thời vua Hùng nàng công chúa Minh Đạt được giao trông coi vùng sông Chảy Thác Bà và hướng dẫn người dân khai hoang trồng trọt, dệt vải, khi bà mất người dân nơi đây đã xây dựng ngôi đền để thờ phụng.
Để tham quan đền Mẫu Thác Bà du khách sẽ phải đi bộ 365 bậc thang và được chiêm ngưỡng toàn cảnh hồ Thác Bà với phong cảnh non nước hữu tình tuyệt đẹp. Lễ hội đền Mẫu Thác Bà được tổ chức vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng Âm lịch hàng năm với lễ rước kiệu hoành tráng cùng nhiều hoạt động văn hóa, giải trí sôi nổi như chọi gà, đánh đu, vật, đánh yến, ném còn...
Chùa Ngọc Am
Chùa Ngọc Am làđược công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật tôn giáo cấp tỉnh. Ngôi chùa có hướng quay về Đông Nam, tọa lạc bên tả của sông Hồng cách ga Yên Bái khoảng 1km. Chùa Ngọc Am là trung tâm Phật giáo tín ngưỡng lớn nhất ở tỉnh Yên Bái được xây dựng dưới thời Nguyễn do một số chủ thuyền và dân buôn ở Kẻ Chợ để cầu may mắn khi di chuyển trên sông nước. Ban đầu ngôi chùa được xây dựng từ tre, nứa và tranh trở thành địa 3;iểm tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân và khách buôn trên sông. Năm 1966 chùa Ngọc Am bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn và được xây dựng khang trang vào năm 1999.
Đền Tuần Quán
Đền Tuần Quán làthờ Mẫu Liễu Hạnh để bày tỏ lòng biết ơn tới những công lao to lớn của bà. Trước đây đền được gọi là Miếu Quán Tuần, sau đó tới cuối thế kỷ 19 được gọi tên chính thức là đền Tuần Quán tọa lạc bên tả ngạn của sông Hồng. Trải qua nhiều lần bị tàn phá trong chiến tranh, đền Tuần Quán được tôn tạo và xây dựng khang trang vào năm 1992, vào năm 2005 đền Tuần Quán được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích văn hóa lị ch sử. Lễ hội đền Tuần Quán được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch thu hút hàng nghìn lượt du khách về cầu tài, cầu lộc dịp năm mới và vãn cảnh chùa.