Thực Trạng Du Lịch Và Du Lịch Biển Các Tỉnh Đbscl Và Thành Phố Biển Hà Tiên

Chi tiết
Chuyên mục: Liên hiệp hội Việt Nam

TS. Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hội KHLS Sóc Trăng tham luận tại Hội thảo

Hội thảo thu hút hơn 100 đại biểu, các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 12 tỉnh khu vực ĐBSCL; các sở, ngành; các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Kiên Giang và thành phố Hà Tiên.

Trong thế giới hiện đại, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Không như ngành công nghiệp, phát triển du lịch không gây ô nhiễm môi trường, tạo công ăn việc làm và thu nhập xã hội gấp đôi so với ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, du lịch giúp thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hóa.

Mặc dù Việt Nam có điều kiện thiên nhiên, khí hậu thuận lợi so với các khác trong khu vực, nhưng du lịch Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng hiện có. Năm 2024, Thái Lan, với dân số 61 triệu người, thu hút 28 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu 41 tỷ USD; Singapore, diện tích nhỏ, dân số 4,8 triệu người, thu hút thu hút 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu 30 tỷ USD; Hồng Kông, dân số 7 triệu người, doanh thu du lịch đạt 80 tỷ USD; trong đó Việt Nam, dân số 96 triệu người, với tiềm năn g du lịch phong phú, chỉ thu hút 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Số liệu từ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết, số lượng khách du lịch đến các tỉnh cụm phía Tây ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 19 triệu lượt khách, doanh thu đạt 13.553 tỷ đồng, trong này khách quốc tế đạt con số 781 nghìn lượt. So cùng kỳ năm 2024, tỷ lệ khách du lịch tăng 9,1%, doanh thu tăng 27,9%.  Tỉnh An Giang có số khách du lịch đến cao nhất với 7 triệu lượt người, doanh thu 4.000 tỷ đồng; tỉnh Kiên Giang đạt 4.3 triệu lượt người, nhưng doanh thu cao hơn với  4.298 tỷ đồng;  Cầ ;n Thơ có 4,9 triệu lượt khách, doanh thu đạt 2.227 tỷ đồng. Số lượng khách du lịch đến cụm phía Tây đạt 74,84% trên tổng số du khách đến các tỉnh ĐBSCL, doanh thu đạt tỷ lệ 82,02% so với tổng doanh thu từ du lịch của 13 tỉnh, thành trong khu vực.

Kiên Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú và đa dạng, có đồng bằng, có rừng, núi, biển và các hải đảo với nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử đã tạo ra thế cho Kiêng Giang trong quá trình phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, đặc biệt là phát triển du lịch. Vị thế địa lý đối với các nước trong khu vực thì KG là tỉnh có thềm lục địa và lãnh hải nằm trong vùng Vịnh Thái Lan có biên giới đất liền gi&# 225;p Campuchia là điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác với các nước trong khu vực về du lịch. Đối với ĐBSCL, Kiên Giang là cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển và chính là cầu nối của các tỉnh miền Tây Nam bộ với bên ngoài. Với diện tích đảo trên 6.300km2 với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống. Hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú với nhiều loài sinh vật quý, hiếm như san hô, thảm cỏ biển .... Cùng với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, độ mặn cao. Các đảo Phú Quốc, Nam Du, Hà Tiên có thể tổi chức nhiều loại hình du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm,...

Trong quá trình quy hoạch tổng thể tỉnh Kiên Giang, xác định 4 vùng du lịch chính bao gồm: vùng du lịch Phú quốc, vùng du lịch Hà tiên – Kiên lương và phụ cận, vùng du lịch Rạch giá, duyên hải và phụ cận và vùng du lịch U Minh thượng và phụ cận. Trong đó, Hà Tiên sẽ trở thành khu đô thị, du lịch, thương mại, là cầu nối của các huyện đảo và tuyến đường bộ qua Campuchia và Thái Lan.

Hà Tiên có tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ hệ sinh thái đa dạng như bãi biển Mũi Nai được đánh giá thuộc về top 5 bãi biển đẹp nhất phía Nam; quần đảo Hải Tặc với hệ thống quần đảo đẹp nhất Việt Nam. Hà Tiên còn có 9 di tích lịch sử nổi tiếng gồm 5 di tích Quốc gia và 4 di tích cấp Tỉnh. Từ khi được nâng cấp lên thành phố thuộc tỉnh, Hà Tiên ngày càng thu hút sự đầu tư từ nhiều ngành khác nhau, nhất là du lịch. Đầu năm 2024 đến nay, Hà Tiên đang thu h út làn sóng đầu tư các nơi đổ về và tương lai không xã, Hà Tiên sẽ trở thành một trong những trọng điểm về du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thống kê mới nhất từ địa phương, đến năm 2024 Hà Tiên sẽ có 210 công trình, dự án.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tham luận chỉ ra những con số phát triển du lịch trong thời gian qua và định hướng phát triển tới, cho thấy rằng cơ hội vàng đang đến với Hà Tiên đồng thời cũng đạt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển Hà Tiên thành một trong những đô thị du lịch nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL.

Trước hết, đó là giải quyết vấn đề môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đó là vấn để bảo vệ thiên nhiên, các tài nguyên du lịch, vấn đề xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường hoạt động du lịch, vấn đề giữ gìn an ninh trật tự và an toàn cho du khách, vấn đề giao tiếp văn hóa du lịch;Hai là, chính cơ sở hạ tầng du lịch và kết nối du lịch. Sẽ có nhiều vấn đề nan giải sẽ xảy ra khi các dự án du lịch lần lượt hoàn thành và  73;ưa vào khai thác, lượng khách du lịch sẽ đến ngày càng nhiều. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch và liên kết tốt sẽ góp phần tăng nhanh lượng du khách về Hà Tiên. Tình trạng quá tải sẽ xảy ra. Nhiều bài toán sẽ phải được tính toán thận trọng và giải quyết để đáp ứng nhu cầu du khách tăng vọt; Ba là, chất lượng các dịch vụ, giá cả có phù hợp, đáp ứng nhu cầu du khách hay không. Nhất là lượng du khách đến ngày càng đông thì liệu các dịch vụ, giá cả ; có được ổn định hay không; Bốn là, chất lượng và số lượng cán bộ nhân viên chuyên về du lịch của TP. Hà Tiên. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để chuyển tải thông điệp của quê hương Hà Tiên đến với du khách gần xa; Năm là, sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền, sự hỗ ttrợ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động du lịch tại địa phương. Vấn đề này đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình triển khai các quy hoạc h phát triển du lịch của Hà Tiên.

Một số giải pháp đề xuất được các tham luận nêu ra: (1) Trong quy hoạch và phê duyệt các dự án du lịch, chú ý đến giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững. Phát triển văn hóa giao tiếp du lịch là yêu cầu cần thiết phải có đối với không chi những người làm du lịch mà còn đối với cán bộ công chức viên chức và từng người dân địa phương. Công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn cho du khách phải được  73;ảm bảo tuyệt đối, phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; (2)Hoàn thiện cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút và phục vụ du khách, từ cơ sở lưu trú đến hệ thống giao thông, dịch vụ, mạng lưới viễn thông, vui chơi, tham quan giải trí, mua sắm quà lưu niệm. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch và liên kết trong hoạt động du lịch sẽ là yếu tố không thể thiếu được để đưa du lịch Hà Tiên phát triển; (3) Dịch vụ là yếu tố đóng va i trò then chốt quyết định tốc độ tăng trưởng của mỗi đô thị du lịch và sự doanh thu từ hoạt động du lịch; quản lý tốt giá cả dịch vụ, ổn định và phù hợp; (4) Nguồn nhân lực du lịch giữ vai trò chủ thể trong hoạt động phát triển du lịch và dịch vụ. Từ các nhà quản lý đến hướng dẫn viên phỉa luôn luôn được quan tâm bồi dưỡng đào tạo, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; (5)Chủ trương, nghiệ quyết của các ủy Đảng về phát tri& #7875;n du lịch là những định hướng rất quan trọng để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển du lịchHà Tiên thành một trong những thành phố du lịch trọng điểm không chỉ ở ĐBSCL mà còn của cả phía Nam. Sự đầu tư của người dân tại chỗ cho các dự án du lịch sẽ làm cho người dân gắn bó với hoạt động du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế cho gia đình và xã hội.

LHHST

Thông tin khác:

Next Post Previous Post