Các Địa Điểm Du Lịch Ở Cao Bằng
Là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc với nền khí hậu mát mẻ quanh năm, có rừng, núi, sông suối trải dài hùng vĩ, thiên nhiên mang nhiều nét hoang sơ, cùng với những tháng năm lịch sử đã tạo cho vùng đất Cao Bằng những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch... Với rất nhiều núi cao, sông hồ, thác nước và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ rất thích hợp với du lịch ngoạn cảnh, nghỉ ngơi Cao Bằng là một điể ;m đến rất thú vị mà các bạn yêu thích du lịch không nên bỏ qua.
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạ ;ng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu...
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử Pác Bó trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Sau khi Bác mất năm 1969, để tỏ òng thành kính đối với công lao vĩ đại của Bác và để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Khu di tích, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, tôn tạo Khu di tích để phục vụ khách tham quan. Tháng 2 /1971, Nhà bảo tàng Pác Bó được kh ánh thành và mở cửa phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Ngày 21/02/1975, Khu di tích Pác Bó đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng Khu di tích vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước. Khu di tích Pác Bó vẫn duy trì hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy tác dụng ngày càng được quan tâm, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan khu di tích ngày càng đông...
Suối Lê-nin nằm trong quần thể di tích lịch sử Pác Bó. Mang ý nghĩa lịch sử cách mạng, suối Lê-nin dường như không dành được sự quan tâm quá nhiều của các bạn trẻ vốn đang say mê hướng về những địa danh nổi tiếng đậm chất phiêu lưu. Tuy nhiên, dòng suối nguồn như một viên ngọc với một màu xanh rất lạ, vẻ đẹp thiên nhiên trời phú tuyệt đẹp giữa núi rừng Đông Bắc, nơi địa đầu của tổ quốc, sẽ khiến cho dân xê dịch thích sự thanh bình và êm ả.
Men theo dòng chảy của suối Lê-nin, bạn có thể thăm quan các di tích trong quần thể di tích lịch sử của Pác Bó như: hang Cốc Bó - nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, núi Các Mác, suối Nậm, lán Khuổi Nặm, bàn đá nơi diễn ra những cuộc bàn bạc cách mạng năm xưa... Tất cả gắn kết với nhau tạo thành một bức tranh thủy mặc đầy chất thơ, khiến con người ta phải lưu luyến. Sự bình yên dường như sẽ khiến cho du khách muốn sống ở nơi đây, hài lòng với cuộ ;c sống tự tại giữa thiên nhiên, không còn chút vướng bận, yên bình mà vui vẻ.
Hang Cốc Bó (trong tiếng Nùng, Cốc Bó có nghĩa là "đầu nguồn") là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ở gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ... Trước năm 1979 hang rộng khoảng 15m³. Bác Hồ từng ghi lại trên vách đá dòng chữ: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941", ghi lại ngày Bác đến ở trong hang này. Trong lòng hang tối tăm, ẩm tấp, nhỏ hẹp và lạnh, n 857;m sâu trong khe núi, thời đó không mấy ai để ý tới.
Trong hang còn lại chiếc "giường: Bác nằm nghỉ và cũng là chỗ làm việc của Bác. Đó là tấm ván cũ, đã nức nẻ. Sâu bên trong là tượng Các Mác bằng thạch nhũ mà năm xưa Bác Hồ đã đặt tên...Trong chiến tranh biên giới năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.
Tên ngọn núi trước cửa hang được Bác đặt tên theo nhà tư tưởng vĩ đại Các Mác, cùng với suối Lê Nin, đây là 2 nhà tư tưởng đã có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp hoạt động của Bác.
Nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
Lán Khuổi Nặm cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Được biết, đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa.
Đây là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện t 237;ch khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
Là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
Di tích được phân bố trên địa bàn 2 xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, gồm 05 điểm: Rừng Trần Hưng Đạo, Hang Thẳm Khẩu, Đồn Phai Khắt, di tích Vạ Phá, xã Tam Kim và di tích Đồn Nà Ngần, xã Hoa Thám.
Di tích đồn Phai Khắt là nơi diễn ra trận đấu đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sau khi thành lập. Đồn Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, cách khu rừng Trần Hưng Đạo 7km. Tại đây, lúc 17h ngày 25/12/1944, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân cùng nhân dân địa phương đã tiêu diệt và bắt gọn chỉ huy cùng toàn bộ binh lính, thu vũ khí của địch.
Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng.
5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng, Kim Đồng bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó vừa tròn 14 tuổi.
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km đi theo đường quốc lộ số 4. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả "Uống nước nhớ nguồn " đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Hang Ngườm Pục là một hang nằm sâu trong dãy núi đá giáp ranh giữa xã Lê Lợi huyện Thạch An (Cao Bằng) và xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Hang có độ sâu gần 100 mét tính từ cửa vào, trải dài với hệ thống nhũ đá nguyên sơ và rất đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến. Địa hình trong hang tương đối hiểm trở, muốn đến đây khám phá thì du khách phải chui qua các khe đá hẹp, sườn núi hiểm trở.
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng Trung: 德天-板約; bính âm: Détiān - Bǎnyuē), là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, tr 845;n Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn ( âm Hán Việt là "Quy Xuân hà"). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhi̓ 3;u nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ)
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn.
Theo tiếng Tày, "ngườm" là "động", "ngao" là "hổ"; "Ngườm Ngao" có nghĩa là động hổ. Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 06/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ... được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam.
Người Nùng An ở Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có nghề rèn. Nghề rèn đã xuất hiện ở Xã Phúc Sen cách đây rất lâu (chưa biết cụ thể là bao lâu, nhưng chắc chắn trên 200 năm). Có thể nói đây là một trong những làng nghề độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng cũng như ở cả Việt Nam. Cũng chính vì có nghề rèn độc đáo này mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Bản Pác Rằng, thuộc xã Phúc Sen, nằm ven Quốc lộ 3, từ thị xã Cao Bằng đi Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, phía trước Bản là cánh đồng nhỏ hướng ra Quốc lộ, sau lưng là những ngọn núi đá hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh tạo một không gian thanh bình, xanh mát mà bất cứ du khách nào cũng có thể cảm nhận được khi tới khu vực này. Đây là nơi cư trú của 51 hộ gia đình dân tộc Nùng An, với khoảng hơn 250 nhân khẩu.
Điều dễ nhận thấy nhất khi tới bản Pác Rằng là các hộ gia đình vẫn lưu giữ được kiểu kiến trúc nhà sàn gỗ truyền thống kết cấu 2 tầng. Tầng một là chuồng trại gia súc, công trình vệ sinh, phía bên là lò rèn. Tầng 2 là không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, gồm: các phòng ngủ, gian tiếp khách và bếp. được bố trí khoa học và hợp vệ sinh. Tầng lửng được dùng làm kho chứa nông sản.
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thăng Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ tr ong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Một điều đặc biệt kỳ thú khi người dân nơi đây cho biết cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thăng Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên. Và ấn tượng nữa là khi vào mùa lũ nước hồ Thăng Hen vẫn giữ được màu xanh ngọc bích đặc trưng, trong khi các hồ khác trong vùng chuyển màu đỏ lựng.
Hồ Thăng Hen có huyền thoại rất thú vị. Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, Chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thăng Hen ngày nay.
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh.
Đèo Mã Phục cao khoảng 620 m (để lên tới đỉnh phải vượt qua bảy vòng dốc).Đường đèo không rộng và cũng không quá nguy hiểm lắm, phía Nam con đèo đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận huyện Trùng Khánh.
Khau Liêu là gọi theo tiếng Tày, có nghĩa là đèo Liêu. Đứng trên cao nhìn xuống, đèo Khau Liêu mềm mại chạy giữa các dãy núi lô nho của Cao Bằng, giống như một con rồng uốn lượn quanh co, ôm lấy núi. Đây cũng là con đèo thử tay lái của nhiều dân "phượt" muốn chinh phục khó khăn trước thiên nhiên hùng vĩ. Có thể nói đèo Khau Liêu như một nét chấm phá trong bức tranh đồng quê miền núi tuyệt đẹp của vùng Trùng Khánh.
Không nổi tiếng như đèo Mã Phục nằm trước đó, đèo Khau Liêu mang một nét đẹp nên thơ, đầy màu sắc và hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Bạn sẽ có cảm giác hạnh phúc, vui sướng khi vượt qua được độ cao của đèo Khau Liêu. Đứng trên đỉnh đèo phóng tầm mắt xuống dưới, hít thở không khí thanh khiết của núi rừng, thật sự không còn gì thú vị hơn.
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pò Tập thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng, nằm gần ngã ba nơi sông Bắc Vọng đổ vào sông Bằng. Sông Bắc Vọng có đoạn dài là biên giới tự nhiên ở phía đông huyện Phục Hòa.
Cửa khẩu Trà Lĩnh hay cửa khẩu Hùng Quốc hay cửa khẩu Nà Đoỏng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Hía ở thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Trà Lĩnh là điểm cuối của tỉnh lộ 205, cách thị trấn Hùng Quốc khoảng 6 km theo đường này về hướng bắc. Tên cửa khẩu Nà Đoỏng được gọi theo bản Nà Đoỏng là bản ở trước bản Hía khi ra cửa khẩu. Tuy nhiên tên chính thức và được dùng trong giới chức hành chính, biên phòng và hải quan là cửa khẩu Trà Lĩnh.
Cửa khẩu Pò Peo là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Han xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Pò Peo là điểm cuối của tỉnh lộ 211, cách thị trấn Trùng Khánh khoảng 22 km theo đường này. Cửa khẩu ở phía đông nơi sông Quây Sơn chảy vào đất Việt chừng 2 km. Đoạn sông bên Trung Quốc có tên là Nan Tan He.
Cửa khẩu Lý Vạn là cửa khẩu tại vùng đất bản Lý Vạn xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam thông thương sang cửa khẩu Thạc Long ở huyện Đại Tân, Tp Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu Lý Vạn cách thành phố Cao Bằng 60 km theo đường thẳng về hướng đông bắc.
Cửa khẩu Sóc Giang là cửa khẩu tại vùng đất bản Sóc Giang xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam thông thương sang cửa khẩu Bình Mãng ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Sóc Giang cách thành phố Cao Bằng 42 km theo đường thẳng về hướng bắc tây bắc, và khoảng 55 km theo tỉnh lộ 203. Cửa khẩu gần kề với nơi sông Bằng chảy vào đất Việt.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén hay còn gọi Phja Oắc - Phja Đén là khu rừng đặc dụng có diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đây từng là khu nghỉ dưỡng được tìm ra và xây dựng bởi người Pháp từ đầu thế kỷ 20. Khu vực Phia Oắc - Phia Đen có phân bổ của 125 họ thực vật, 289 chi thực vật và khoảng trên 352 loài thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh cảnh cũng được ghi nhận có 66 loài bướm .
Theo những tài liệu hiện còn ghi chép được thì những ngôi biệt thự cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Vào thời gian này, thực dân Pháp đẩy mạnh việc khai thác quặng ở Tĩnh Túc và đẩy hàng ngàn công nhân từ khắp nơi về đây để bóc lột sức lao động, đào quặng, vơ vét tài nguyên.
Để đảm bảo giám sát số lượng nhân công lớn, Pháp đã điều động quân lính tới đây đồn trú đồng thời xây dựng những khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ sĩ quan, binh lính ngay tại chỗ với qui mô lớn. Quần thể biệt thự cổ bỏ hoang chính là khu nghỉ dưỡng của sĩ quan Pháp.
Trên khu vực lưng chừng núi Phia Oắc có hai loại hình nhà chính là biệt thự độc lập dành cho quan chức cấp cao của Pháp và biệt thự liền kề - khu vực dành cho binh lính và quan chức nhỏ.
Cách rừng đặc dụng Phia Oắc khoảng 5km có ngôi biệt thự đặc biệt sang trọng gọi là Nhà Đỏ. Nghe nói, chủ nhân của nó trước đây tên là Phăngten. Đây là ngôi biệt thự lớn nhất và cổ kính nhất ở khu vực Phia Oắc.
Ở vùng cao, các bản làng cách xa nhau, nhiều bản chỉ có vài nóc nhà do đó cuộc sống thường nhật gần như khép kín. Vì vậy, việc đến chợ ngoài mua bán hàng hoá còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, hẹn hò lứa đôi.