Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương 1 Ngày: Ăn Uống, Giá Vé
Kinh nghiệm du lịch chùa Hương 2024 giá rẻ
được biết là . Đây là một khu quần thể chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi trong đó chùa Hương Tích là trung tâm của quần thể ở đây. Để tới được chùa Hương các bạn phải đi thuyền qua dòng suối nhỏ rồi mới tiếp tục đến các đền, chùa khác.
Mọi người thường đi chùa Hương vào dịp lễ hội diễn ra từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng nếu đi vãn cảnh, các bạn có thể đi quanh năm. Theo quan niệm dân gian nếu bạn cầu tài thì phải đi chùa Hương 3 năm liền thì mọi sự mới hanh thông công việc mới thuận lợi, công danh mới thăng tiến
Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn để bạn biết được cách đi cũng như có cái nhìn sơ qua về chùa Hương cũng như những danh thắng ở nơi đây.
Hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đây cũng là khoảng thời gian rất đông người, dịch vụ thì chặt chém. Vì thế, nếu chỉ với ý định tham quan, thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây, các bạn nên tránh đi các tháng lễ hội này.
Vào tháng 9 , 10, 11 là thời điểm khá lý tưởng để ghé chân chùa Hương đây là mùa hoa súng nở trên dòng suối Yến, cùng những cánh đồng lau rất thích hợp cho các bạn vãn cảnh và chụp hình. Nếu chỉ vào vãn cảnh suối Yến thì bạn không phải mua vé (có thể thỏa thuận với chủ đò), còn nếu muốn vãn cảnh chùa thì vẫn phải mua vé như ngày thường.
từ Hà Nội, các bạn có thể đi theo đường Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông, đến ngã ba Ba La thì rẽ trái theo hướng Vân Đình, đi tầm 40km, đến Tế Tiêu rẽ trái rồi hỏi đường đi chùa Hương. Nên lái xe ở tốc độ vừa phải, chú ý quan sát đường đi để đảm bảo an toàn suốt chặng đường.
Ngoài xe máy, thì bạn còn có thể du lịch chùa Hương bằng xe ô tô. Nếu bạn đi bằng Ô tô thì cũng như đoạn đường bạn đi xe máy nhưng bạn có thể chọn thêm một tuyến đường nữa là quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đến nút giao Đồng Văn thì rẽ phải vào Quốc lộ 38 chỗ có cầu vượt, sau đó chạy thêm tầm 15km theo hướng chợ Dầu thì đến chùa Hương.
Các bạn cũng chú ý mang đầy đủ giấy tờ đề phòng trường hợp bị kiểm tra hành chính, nên lái xe ở tốc độ vừa phải, chú ý quan sát đường đi để đảm bảo an toàn suốt chặng đường.
ảnh 3
Nếu bạn không đi được bằng xe máy thì bạn có thể lựa chọn phương tiện là cách đi xe bus để tốt chi phí cũng như đỡ vất vả về đoạn đường đi cũng như vấn đề về cảnh sát giao thông trên đường. là bến xe Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội. Tuyến 75 “Bến xe Yên Nghĩa – Chùa Hương”, thời gian chuyến sớm Hà Nội – Chùa Hương lúc 06h00 và chuyến cuối chùa Hương – Hà Nội lúc 17h30. Giá vé là 25.000VNĐ/lượt.
1 Vé vào cửa thăm quan 50K
2 Thuyền đi Hương Tích 40K
3 Thuyền đò đi Tuyết Sơn 30K
4 Thuyền đò đi Long Vân 30K
5 Giá cáp treo khứ hồi Người lớn 140K
Trẻ em 90K
6 Giá cáp treo 1 chiều: Người lớn 90K
Trẻ em 60K
Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến do đó có 4 tuyến hành hương là tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn, tuyến Long Vân và Thanh Sơn.
Nếu để khám phá hết các , đền chùa ở đây, các bạn phải mất tới 3 ngày. Còn nếu đi trong ngày các bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích, đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc đi cáp treo sẽ giúp các bạn di chuyển nhanh chóng hơn.
Tuyến Hương Tích bạn có thể bắt đâu từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
Dù đi bằng phương tiện gì thì bạn cũng sẽ phải tới bến Đục để bắt đầu . Bến đục là nơi được coi như là “cửa ngõ” để bạn hành hương về chốn tâm linh. Suối Yến (hay còn gọi là Yến Vĩ) là con suối nhỏ, từ con suối này, những con thuyền nhỏ ngược xuôi tấp nập để đến các đền, chùa nằm trong khu du lịch Hương Sơn.
Đi đò, đầu tiên bạn sẽ dừng ở khu đền Trình (Ngũ Nhạc Linh Từ) để các bạn vào làm lễ trình diện với các vị Sơn thần, các bạn chú ý không cúng đồ mặn trong chùa. Sau khi hạ lễ, xuống đò tiếp tục theo dòng suối qua hang Bà, cầu Hội và đến bến Trò (chùa Thiên Trù)
Chùa Hinh Bồng chếch sau chùa Thiên Trù, trên núi cao và cũng có một động nhỏ.
Động Đại Binh đi theo một nhánh rẽ, cách chùa Thiên Trù 700m, động này trước kia là căn cứ của nghĩa quân Cần Vương chống Pháp.
Chùa Tiên Sơn là một trong những , từ chùa Thiên Trù (chùa Ngoài) rẽ phải, theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đi vào chùa Trong, khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn. Trong chùa có năm pho tượng đá trắng, năm người trong gia đình bà chúa Ba, là Phật Bà, bố, mẹ, chị Cả, chị Hai. Ngoài ra chùa cũng có động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm.
Chùa Giải Oan Vẫn trên đường vào chùa Trong, rẽ tay trái là chùa Giải Oan, được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền thờ phụng đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong chùa có giếng Thanh Trì trong suốt không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi đi vào cõi Phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan.
Đền Trấn Song hay đền Cửa Võng, thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, là bà Chúa Rừng, một trong các bà Mẫu.
Động Hương Tích cách chùa Giải Oan khoảng 2,5km đường núi, đây là một động đẹp nổi tiếng và đã được chúa Trịnh Sâm (thế kỷ 17) tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động: “Nam Thiên đệ nhất đông”(Ðộng đẹp nhất trời Nam), trọng tâm của khu du lịch quốc gia Hương Sơn.
Ðường lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống dốc. Càng gần tới động thì dốc càng cao. Khoảng giữa cổng ra vào có một nhũ đá gọi là “đụn Gạo”. Đi sâu vào trong động có một lối lên Trời và một lối xuống Địa phủ. Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với hình dáng kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ (mọi người thường hay hứng nước để thoa mặt để cầu bình an), đ& #7909;n Tiền, núi Cậu (để cầu con trai), núi Cô (để cầu con gái), Cây Vàng, Cây Bạc (để cầu tiền bạc),…
Tuyết Tuyết Sơn thì bạn đi tuyến Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
Để đến Tuyết Sơn có hai cách:
- Cách thứ nhất từ bến Đục đi bộ ra bến đò Tuyết Sơn, rồi thuê đò đi tham quan. Đây là cách đi phổ biến nhất.
- Cách thứ hai là sau khi vào chùa Thiên Trù, theo con đường nhỏ men sườn núi, rẽ trái, đi về phía Nam khoảng 4km là tới khu Tuyết Sơn.
Ðây là một quần thể đẹp thứ hai sau động Hương Tích. Suối Tuyết tuy nhỏ nhưng nước trong xanh, uốn lượn quanh co sâu vào trong dãy núi. Ðiểm dừng đầu tiên trong tuyến này là vào thắp hương, trình lễ ở đền Trình Phú Yên. Sau đó vào Bảo Ðài cổ sái để lễ phật, nghe kinh. Chùa Bảo Ðài có phong cảnh phong quang u tịch. Trong chùa có toà Cửu Long có giá trị mỹ thuật cao.
Ði tiếp là đến động Ngọc Long. Ðộng Ngọc Long không rộng lắm nhưng có những nét đẹp độc đáo. Trong động, ánh sáng mờ ảo, nhũ đá, măng đá rủ xuống trông như những ổ rồng quấn quýt. Ðẹp nhất vẫn là pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc liền vào vách đá với vẻ mặt rất từ bi, nhân hậu. Trong thì nhất định bạn đừng bỏ qua tuyến du lịch này.
Tuyến Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
Thuyền qua đền Trình đi một lúc là đến cầu Hội, từ đây các bạn đi qua cầu để vào tham quan chùa Thanh Sơn. Sau chùa có động Hương Đài.
Tuyến Long Vân bạn đi từ Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
, sau khi vào đặt lễ ở đền Trình, xuống đò đi tiếp, các bạn sẽ thấy dòng suối rẽ đôi, phía phải là đường vào Hương Tích, phía trái là đi vào động và chùa Long Vân.
Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc.
Chùa được xây dựng vào năm 1920. Ðộng Long Vân cũng được khai tạo vào thời gian này.
Hi vọng, với bài viết chia sẻ về bạn đã có những kiến thức cơ bản cũng như nơi đi thăm quan và nhất là cách đi đến du lịch chùa Hương. Nơi bạn có thể tìm về chốn tâm linh, nơi để cầu chúc bình an cho gia đình cũng như cầu “tài” cho bản thân.